V/v khẩn trương phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa vụ Xuân 2022
Đến thời điểm hiện nay cây lúa vụ xuân bước vào thời kỳphát triển mạnh thân lá. Qua kết quả kiểm tra của Ban chỉ đạo sản xuất ngày 14/03/2022 cho thấy trong thời gian vừa qua bệnh đạo ôn đã xuất hiện và gây hại ở một số giống lúa như Thái xuyên 111, khang dân 18, Tạp giao, Thiên ưu 8, Hương thơm, Nếp và một số giống kháctrên tất cả các xứ đồng, cục bộ có những điểm lúa đã bị cháy. Một số hộ dân phun thuốc không đúng theo hướng dẫn nên hiệu quả phòng trừ bệnh đạo ôn đạt thấp. Thời tiết âm u, có nhiều sương mù là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát triển, nếu không chú ý phòng trừ kịp thời dịch bệnh sẽ lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sản xuất.
Để phòng trừ kịp thời bệnh đạo ôn hại lúa, kiên quyết không để phát sinh thành dịch, Ủy ban nhân dân xã An Hòa Thịnh thông báo đến thôn trưởng các thôn, các thành viên trong Ban chỉ đạo sản xuât thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Các thành viên BCĐ chỉ đạo đôn đốc hướng dẫn các thôn thực hiện có hiệu quả kịp thời công tác phòng trừ bệnh đạo ôn trên lúa, phối hợp với thôn trưởng nắm diển biến tình hình dịch bệnh, tổng hợp các diện tích bị cháy báo cáo về UBND xã.
2. Thôn Trưởng thông báo rộng rải trên loa truyền thanh thôn, đôn đốc người dân thường xuyên kiểm tra, thăm đồng, nắm chắc tình hình phát sinh, phát triển của bệnh để có biện pháp phòng trừ kịp thời, có hiệu quả.
Đối với bệnh đạo ôn: Khi phát hiện bệnh cần cho nước vào ruộng, giữ mực nước khoảng 3-5cm, ngừng bón đạm, không phun các loại phân bón qua lá, các loại có chất kích thích sinh trưởng, không bón phân chuồng chưa hoai mục.
Có thể sử dụng các loại thuốc đạt hiệu quả cao trong các vụ sản xuất trước để phòng trừ như sau: Beam75WP; Filia 525SE. Cụ thể:
+ Filia 525SE: Lượng dùng 20 - 35 ml thuốc/sào, pha 10 - 12 ml thuốc vào bình 10 lít nước, phun 2 - 3 bình/sào.
+ Beam 75WP: Lượng dùng 12 gam/sào, pha 4 gam thuốc vào bình 10 lít nước, phun 3 bình/sào.
Lưu ý:
+ Phun thuốc khi ráo lá, nếu áp lực sâu bệnh lớn thì cần gạt nước trên lá để phun thuốc ( dùng dây thừng 2 người đi 2 bên ruộng để kéo gạt nước)
+ Tại những ruộng bị nhiễm bệnh nên phun thuốc 02 lần cách nhau 5-7 ngày để dập tắt nguồn bệnh.
+ Phun thuốc phải đúng theo liều lượng khuyến cáo của nhà sản xuất ghi trên bao bì và tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”: đúng thuốc; đúng lúc; đúng cách; đúng liều lượng, nồng độ.
(Đặc biệt phải lắc kỹ và khuấy đều thuốc trước khi phun, phun đúng thuốc, đúng liều lượng và nồng độ thuốc theo hước dẫn trên bao bì).
+ Phun thuốc cả trên bờ cỏ xung quanh để hạn chế nguồn bệnh lây lan.
Trên đây là những nội dung quan trọng, yêu cầu các thành viên Ban chỉ đạo, thôn trưởng các thôn và các thành viên liên quan thực hiện nghiêm túc, kịp thời.