Chiều ngày 27/10/2020, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu xã đã tổ chức họp khẩn để triển khai các phương án chủ động ứng phó phòng chống bão số 9, mưa lũ sau bão trên địa bàn xã. Chủ trì cuộc họp có đồng chí Đinh Văn Hải – Bí thư Đảng ủy, Đồng chí Nguyễn Hữu Đông- Chủ tịch UBND xã.

Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã An Hòa Thịnh đã tổ chức họp khẩn để phòng, chống bão số 9

Bão số 09

Theo dự báo, trong 24 giờ tới, bão số 9 đổ bộ đất liền các tỉnh Quảng Nam - Bình Định. Cơ quan khí tượng tính đến khả năng bão giật cấp 15 trên đất liền.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi gời đi được 25 km, đi vào đất liền từ Đà Nẵng đến Phú Yên sau đó suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục đi sâu vào đất liền và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Từ ngày 28/10 đến 31/10 do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 9 kết hợp với không khí lạnh tăng cường trên địa bàn tỉnh có khả năng xẩy ra một đợt mưa to đến rất to, có nơi đặc biệt to. Tổng lượng mưa dự báo 300- 500mm/đợt, có mơi 500- 700mm/ đợt. Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố có khả năng ở mức báo động 3.

 Trước tình hình đó, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã An Hòa Thịnh đã triển khai nội dung công điện khẩn của BCĐ phòng chống bão lũ của tỉnh, huyện triển khai các biện pháp hạn chế thiệt hại khi bão và mưa lớn xảy ra.  Tổ chức lực lượng trực đầy đủ thường xuyên 24/24, bắt đầu từ 7h ngày  28/10; chuẩn bị đủ lực lượng phương tiện cứu hộ, cứu nạn để khi có lệnh điều động sẵn sàng ứng phó kịp thời.
     Tại cuộc họp, Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu xã đã giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên và các cơ quan đơn vị trên địa bàn yêu cầu:

- Các thôn, các trường học, trạm y tế trên địa bàn xã triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung Công điện số 05/ CĐ- UBND ngày 27/10/2020. Trong đó nhấn mạnh các nội dung:

+ Tăng cường đưa tin về diễn biến của bão, cũng như công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã để nhân dân, các cơ quan đơn vị biết chủ động phòng tránh, đặc biệt các thôn khu vực ven sông, các thôn có nguy cơ sạt lở.

+ Các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai xã được phân công chỉ đạo các thôn, các đơn vị cần nắm bắt tình hình về công tác chuẩn bị nhằm ứng phó với diễn biến của bão và mưa lũ.
  + Các thôn, các đơn vị trên địa bàn xã tổ chức trực ban 24/24 giờ để theo dõi diễn biến bão, thường xuyên cập nhật báo cáo tình hình thiệt hại và các sự cố cho cấp trên một cách kịp thời. Giữ thông tin liên lạc với thôn, xã 24/24.

+ Các hộ gia đình chằng chống nhà cửa, các trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan có phương án trực bảo vệ và dọn vệ sinh sau bão lũ; chặt tỉa cây cối quanh nhà và trên hệ thống đường dây điện;  Chuẩn bị các lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm dự trữ cần thiết.

 + Các thôn sẵn sàng các phương án 04 tại chỗ, lực lượng, phương tiện cứu hộ cứu nạn để kịp thời triển khai ứng cứu khi có yêu cầu. Kiểm tra tu sửa các phương tiện đi lại trong lũ.

+ Tổ chức kiểm tra, rà soát hộ già cả, neo đơn, các hộ có nguy cơ sạt lở để sẵn sàng triển khai các phương án sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.

+ Nghiêm cấm việc thả lưới, đánh bắt cá trên các cánh đồng, trục vớt gỗ củi tại các sông khi nước lũ dâng cao./.


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



 Bình luận


Mã xác thực không đúng.
    NTM
    Bản đồ hành chính
     Liên kết website
    Thống kê: 247.961
    Online: 12